Pages

Friday, June 29, 2018

Báo cáo thực tập cuối khóa kinh doanh xuất bản phẩm tại Fahasa. ( phần 2)

Báo cáo thực tập cuối khóa kinh doanh xuất bản phẩm tại Fahasa ( phần 2)
Báo cáo thực tập cuối khóa kinh doanh xuất bản phẩm tại Fahasa ( phần 2)


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIÊP VỤ KHAI THÁC HÀNG HÓA XUẤT BẢN PHẨM. 

1.1.Khái quát chung:
1.1.1 Khái niệm:

Khai thác xuất bản phẩm là quá trình nghiên cứu tống hợp để chuẩn bị đầu vào cho hoạt động kinh doanh với các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian nhằm mục đích phục vụ xã hội và lợi nhuận doanh nghiệp. 

1.1.2. Tổ chức khai thác hàng hóa xuất bản phẩm. 
1.1.2.1. Hàng hóa xuất bản phấm: 

Đây là loại hàng hóa đặc thù, là sản phẩm văn hóa tinh thần đáp ứng nhu cầu về tinh thần, khác hoàn toàn so với nhu cầu vật chất. Để nhận biết được điều này phải trải qua quá trình người đọc biến những nội dung xuất bản phẩm thành tư tưởng và hành động của bản thân. Do đó, việc khai thác xuất bản phẩm rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là sách và văn hóa phấm. Trước hết, nghiên cứu mặc hàng và nguồn hàng để xác định đúng nội dung lẫn hình thức của xuất bản phẩm và xếp loại chúng theo những đặc điểm nhất định. Vì xuất bản phẩm rất phong phú và đa dạng, thể loại khác nhau. Và ở mỗi loại được phân chia một cách chi tiết tùy theo các lĩnh vực tri thức, phù hợp từng nhóm khách hàng cụ thể gồm các loại sau: 
  • Sách phục vụ nghiên cứu khoa học và phát minh: là loại sách chứa đựng những tri thức được đúc kết qua nhiều thế kỉ nên đối tượng là những nhà nghiên cứu giảng dạy thuộc các ngành khoa học. 
  • Sách phục vụ học tập và nâng cao: là loại sách có nội dung được biên soạn theo một chương trình thống nhất với kiến thức chuẩn mực phù hợp với từng lớp, trường và khóa học, đối tượng là những học sinh, sinh viên, người muốn tự nghiên cứu. 
  • Sách ứng dụng nghề nghiệp: đề cập những ứng dụng khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm, giúp người đi làm vận dụng vào công việc tốt hơn, đối tượng sử dụng sách này khá đông. 
  • Sách tra cứu : gồm các loại từ điển, giúp người đọc tìm kiếm những tri thức thuộc các lĩnh vực với những kiến thức chuẩn, ngắn gọn, đối tượng sử dụng là những người nghiên cứu và học tập. 
  • Sách khoa học phổ thông : nội dung được biên soạn đề cập tri thức khoa học mới, nhưng bằng ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu. 
  • Văn hóa phẩm : gổm văn phòng phẳm, vật phẩm văn hóa,… phục vụ đời sống hằng ngày của con người, đồng thời thế hiện tính văn hóa của dân tộc. 
  • Ngoài việc được phân theo loại hình xuất bản phẩm được phân theo các lĩnh vực tri thức, rất phong phú trên thị trường : mặt hàng sách Chính trị xã hội _ Khoa học kĩ thuật công nghệ _ Văn nghệ _ Thiếu nhi _ Sách giáo khoa. Yếu tố này rất cần thiết, giúp xác định việc khai thác xuất bản phẩm với số lượng là bao nhiêu, để nguồn cung, nguồn cầu và ngược lại, nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. 

1.1.2.3. Chất lượng hàng hóa xuất bản phẩm: 

Yếu tố này quan trọng để doanh nghiệp tạo ấn tượng và niềm tin cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh lâu trên thị trường, cốt yếu là phải giữ được khách hàng. Nhưng bằng cách nào tạo sự uy tín trong khách hàng. Đó chính là lương tâm của những nhà kinh doanh trong việc khai thác xuất bản phấm đáp ứng nhu cầu mong mỏi của khách hàng, góp phần phong phú mặt hàng, vừa tạo được niềm tin vừa thu được lợi nhuận tối đa, không nên vì lợi nhuận mà khai thác xuất bản phẩm tuy đẹp về hình thức, mẫu mã, nhưng chất lượng kém ảnh hưởng đến người mua. Đặc biệt mặt hàng văn hóa phẩm đòi hỏi doanh nghiệp luôn nắm bắt thị trường về mẫu mã đang đổi mới từng ngày, để đáp ứng nhu cầu người mua và hàng hóa thêm đa dạng hấp dẫn. 

1.1.2.4. Giá cả và thời điểm: 

Ngoài ra để việc khai thác hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần xác định thời điểm nào sẽ chiếm lĩnh thị trường đối với từng loại mặt hàng để khai thác kịp thời gian. Và một yếu tố nữa quyết định lợi nhuận ít hay nhiều, đó là giá cả. Việc khai thác giá cả xuất bản phẩm sao cho mức giá phù hợp nhất, tiện lợi nhất, tránh trường hợp khai thác giá rẻ mà chất lượng kém sẽ làm giảm uy tín và kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3 Những căn cứ khai thác mặt hàng xuất bản phẩm:
1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường xuất bản phẩm:

Đây là công viêc quan trọng đối với những người bắt đầu kinh doanh, thay đổi chiến lược hay đưa ra xuất bản phẩm mới của chính doanh nghiệp. Đồng thời, việc này diễn ra thường xuyên và liên tục nhằm đạt hiệu quả kinh doanh. Vì tính phức tạp của nó, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu cẩn thận và đầy đủ: 

Đầu tiên, nghiên cứu tính chất thị trường xuất bản phẩm: xác định thị trường đó thuộc cạnh tranh, độc quyền, trung tâm hay khu vực và thế giới. Dự đoán mức độ phát triển hiện tại và xu hướng trong tương lai của nó. 
Nghiên cứu về tổng cung và cầu xuất bản phẩm: xác định số lượng cung được đem ra thị trường với mức giá là bao nhiêu. Và số lượng cầu trên thị trường với chủng loại xuất bản phấm ra sao, xác định các nhân tố tác dộng đển cầu xuất bản phẩm. 
Nghiên cứu về người mua và người bán trên thị trường xuất bản phẩm : phân loại đối tượng kinh doanh ( tổ chức, doanh ghiệp,…) và nhu cầu xuất bản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác.

1.1.3.2. Nghiên cứu nhu cầu xuất bản phầm: 

Có thể nói yếu tố này cực kì quan trọng trong công tác khai thác xuất bản phẩm, đảm bảo viêc khai thác chính xác những xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu người đọc: Khi bắt đầu khai thác, cần biết được nhu cầu từng nhóm khách hàng. Đặc biệt nhu cầu xuất bản phẩm này là tâm trạng chủ quan của mỗi con người, là đòi hỏi thỏa mãn về mặt tinh thần thông qua nội dung xuất bản phấm. Và nhu cầu này khác hoàn toàn so với nhu cầu khác, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: kinh tể, chính trị, văn hóa xã hội. Khi đời sống ổn định, con người có được sự giáo dục tốt và yêu cầu nghề nghiệp phức tạp thì nhu cầu trở nên phong phú và cao hơn đối với xuất bản phẩm. Đặc biệt, nhu cầu xuất bản phẩm ngày nay là học tập, nghiên cứu, giải trí với sản phẩm trong và ngoài nước. Và việc khai thác sao cho phù hợp trình độ nhận thức, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tâm lí. Do đó, những phương pháp nghiên cứu nhu cầu xuất bản phẩm thu được những thông tin cụ thể giúp việc khai thác hiệu quả hơn và đem lại lợi nhận cho doanh nghiệp. 

1.1.3.3. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp:

Khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định hoạt động kinh doanh lớn hay nhỏ tùy theo vốn hiện có. Điều này ảnh hưởng việc khai thác xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu người đọc. Doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh, cũng như kế hoạch khai thác không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa xuất bản phẩm và việc phổ biến hàng hoá xuất bản phẩm trên thị trường. Doanh nghiệp xác định được yếu tố cần thiết cho việc khai thác hàng hóa xuất bản phẩm như: chủng loại, giá cả, chiết khấu, thời điểm giao nhận và phương tiện vận chuyển cùng với các hình thức khai thác: mua đứt, mua trả chậm, nhận kí gửi, liên kết xuất bản, trao đổi hàng hóa, chủ yếu đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, và việc khai thác rất quan trọng đảm bảo việc đầu vào những xuất bản phẩm ngày càng phong phú hơn. 

1.2. Yếu tố tác động đến việc khai thác xuất bản phẩm của doanh nghiệp:
1.2.1. Tìm kiếm thì trường: 

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh trên thị trường, thì việc đưa ra hàng hóa của riêng mình là điều hết sức cần thiết. Nhưng hàng hóa ấy thích hợp ở đâu? Với ai? Nó có thể tiêu thụ nhiều hay ít? Do đó, để môi trường hoạt động của doanh nghiệp được đảm bảo, nên tìm kiếm thị trường ở một địa điểm khu vực nhất định nào đó, như khu vực nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu,... thì trọng tâm vào khai thác sách giáo trình. Và ở đấy có những đối thủ cạnh tranh nào, giúp việc khai thác đạt hiệu quả cao hơn như: giá của mặt hàng kinh doanh, sự thay đổi mẫu mà đối với mặt hàng văn hóa phẳm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác hiện nay phải kể đến yếu tế công nghệ giữ vai trò rất quan trọng. Đó là khả năng tiếp thu và thích nghi của các thành viên trong doanh nghiệp. Nhờ công nghệ nên mọi việc được xử lí nhanh chóng, có thể quảng bá thương hiệu đển mọi người cũng như biết được nhu cầu khách hàng về xuất bản phẩm như thế nào, tiện cho việc khai thác. Tuy nhiên, công nghệ cũng có hại, khi nghiên cứu nhu cầu trên mạng sẽ dẫn đến một số rủi ro. Chẳng hạn, thông tin thiếu chính xác, lệch lạc, kéo theo. Việc khai thác nội dung không đúng định hướng mua vào xuất bản phẩm bị cấm và không đáp ứng mục tiêu nhu cầu của khách hàng. Những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có những khó khăn khi nghiên cứu thị trường tại một địa điểm nhất định như: nguồn vốn, trình độ nhân lực, phương tiện vận chuyển.

1.2.2. Tìm kiếm khách hàng:

Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu hướng đến, doanh nghiêp tìm kiếm những khách hàng tiêu thụ xuất bản phẩm, giúp cho việc khai thác một cách chính xác. Doanh nghiệp cần tạo một danh sách và phân loại từng nhóm khách hàng, xác định khách hàng chủ lực, nhằm mang lại lợi nhuận.

1.2.3. Yêu cầu của người cán bộ: 

Vì tính chất quan trọng của việc khai thác xuất bản phẩm nên nó đòi hồi người cán bộ khai thác nắm vững thông tin thị trường, hàng hóa, như cầu từ ngoài xã hội. Họ có kiến thức chuyên ngành, năng động, để nắm bắt thông tìn dễ dàng và xác thực hơn, họ biết lấy cái mới và độc đáo giành lấy thẳng lợi cho doanh nghiệp. 

1.3. Vai trò hoạt động khai thác: 

Việc khai thác đã làm cho thị trường xuất bản phẩm ngày càng đa dạng chủng loại, người đọc được thỏa mãn nhu cầu. Và người cán bộ khai thác có lương tâm nghề nghiệp, giúp thị trường có nhiều tác phẩm với nội dung giáo dục con người, hướng đến những gì tốt đẹp nhất trong xã hội. Ngoài ra, khai thác xuất bản phẩm tạo mối quan hệ bạn hàng ngày càng mở rộng giữa Nhà xuất bản In ấn trong và ngoài nước, nó còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực có liên quan như thư viện, giáo trình đào tạo từ bậc thấp đến cao khi cho ra những xuất bản phẩm có giá trị, nội dung phong phú đáp ứng nhu cầu thuộc các thành phần như: Viện bảo tàng, Các nhà quản lí, Sinh viên. 
Tóm lại, những vai trò trên đã góp phần to lớn vào việc phục vụ chính trị của đất nước và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Báo cáo thực tập cuối khóa kinh doanh xuất bản phẩm tại Fahasa ( phần 1)

No comments:

Post a Comment